Nói về sách Self-Help

Ngành kinh doanh sách self- help là ngành công nghiệp trị giá hàng tỉ đô-la. Nó là chủ đề trong nhiều hiệu sách và các phòng hội thảo. Nó được truyền thông bởi các phương tiện thông tin đại chúng nổi tiếng và tận dụng triệt để sự tự ý thức đang phát triển của những thế hệ mới. Và mặc dù nó thay đổi cuộc sống của hàng triệu con người, hầu hết là những thay đổi tốt hơn, tôi cho rằng nó vẫn thiếu đi sự đáng tin cậy cần thiết.

Nhiều người nghĩ nó là một nền công nghiệp giả tạo. Người khác lại chế nhạo sự mê tín kì lạ mà chúng lại được mạo nhận là những bài học cuộc sống đầy ý nghĩa. Một bộ phận khác đang cố gắng tự lực nhưng luôn để lại những lời cằn nhằn.

Tâm lí học lâm sàng không có một hồ sơ theo dõi chi tiết thay đổi cá nhân nào, nhưng ít nhất khi bạn đặt mình xuống sofa, bạn biết rằng một chuyên gia giỏi đang giải quyết vấn đề cùng bạn, nói cho bạn biết nên làm gì dựa vào nghiên cứu trên một trăm năm kinh nghiệm.

Với khả năng tự lực, chỉ Chúa mới biết được rằng một nửa họ đến từ đâu. Nó phải là một thị trường có định hướng chứ không phải một nền công nghiệp đã được bình duyệt. Trách nhiệm thuộc về người đọc sàng lọc tài liệu và quyết định điều gì đáng tin và điều gì không. Đó không phải là việc dễ làm.

Dưới đây là năm vấn đề của nền công nghiệp tự chủ ngày nay, và chúng dường như chưa được giải quyết.

1. Sách self- help giúp nhận thức về tính tự ti và sự hổ thẹn.

Hai kiểu người rất nghiền loại sách self- help là những người luôn cảm thấy mình có lầm lỗi gì đó, luôn sẵn sàng thử bất cứ điều gì để bản thân tốt hơn, và những người nghĩ cơ bản mình là người tốt, nhưng họ có vài vấn đề, chưa hiểu rõ bản thân và muốn trở thành người hoàn hảo.

Tạm gọi những người đó là người “tồi muốn tốt” và người “tốt muốn hoàn hảo”. Những người “tồi muốn tốt” thích sách self-help vì họ tin rằng về cơ bản họ thiếu sót và muốn sửa đổi bản thân mình. Những người “tốt muốn hoàn hảo” thì lại vì họ tốt rồi, nhưng họ muốn trở nên hoàn hảo.

Nói chung, người “tốt muốn hoàn hảo” thích vậy vì họ muốn đi từ một cuộc sống trung bình đến khá giả rồi biến nó thành cuộc sống độc nhất vô nhị và hoàn hảo qua nhiều năm.

Những người “tồi muốn tốt” cải thiện tất cả từng chút một thậm chí sau nhiều năm đầy nỗ lực. Trong vài trường hợp, họ có thể trở nên tồi tệ hơn.

Vậy tại sao?

Người “tồi muốn tốt” liên tục thất bại vì họ có một thế giới quan cơ bản giải thích tất cả mọi việc họ làm để càng làm họ thêm tự ti và thấy thiếu sự tôn trọng, bao gồm cả đọc sách self-help.

Ví dụ, một người “tốt muốn hoàn hảo” đọc một cuốn sách sẽ cảm thấy vui vẻ và nghĩ rằng: “Òa, thật thú vị, cuốn sách này có hàng tá điều mà mình chưa làm. Mình nên thử chúng xem sao.”

Một người “tồi muốn tốt” sẽ đọc cuốn sách tương tự và nói rằng, “ Ồ, nhìn vào cả đống thứ này xem, mình chưa làm bao giờ cả. Mình thậm chí là kẻ thất bại thảm hại hơn cả trong suy nghĩ.”

Một sự khác biệt cơ bản nữa là người “tồi muốn tốt” luôn thiếu sự tự chấp nhận mà hầu hết ai cũng có. Một người “ tốt muốn hoàn hảo” sẽ nhìn vào một loạt những sự lựa chọn và lỗi lầm tồi tệ của mình trong cuộc sống mà quyết định rằng họ nên có những sự lựa chọn sáng suốt hơn để học cách trở thành một người hoàn thiện. Một người “tồi muốn tốt” sẽ cho rằng mọi lựa chọn của họ thật tệ vì họ còn nhiều thiếu sót và cách duy nhất để họ có những lựa chọn tốt hơn là làm đúng hệt như người khác nói.

Trớ trêu thay, điều kiện tiên quyết giúp đọc sách self- help và rất quan trọng là sách self- help không thể giúp được bạn trừ khi bản chất bạn đã tốt dù có mắc nhiều lỗi lầm.

Hãy khẳng định và tuyên bố đến tận khi bạn chán ngán thì thôi, nhưng người “tồi muốn tốt” sẽ tiếp tục nhận thấy mình thật “tồi” và không bao giờ “ khá” lên được dù họ đang liều lĩnh kiếm tìm nó. Vì thế giới quan của họ thiển cận, mọi thứ họ làm sẽ chỉ càng làm nó thêm tồi tệ. Tốt nhất, tất cả những gì họ có thể hi vọng là che lấp nó đi hay là triệt tiêu nó.

2. Sách self- help là không tránh khỏi.

Con người nhận thức một cách tỉnh táo vấn đề của họ theo nhiều cách khác biệt và sáng tạo riêng: Tôi không biết khi hôn cô ấy, gia đình và tôi luôn tranh cãi, tôi cảm thấy mệt mỏi và lười biếng mọi lúc; Tôi không thể ngừng ăn đồ ngọt; chú chó của tôi cũng chán ghét tôi; bạn gái cũ của tôi thiêu rụi nhà tôi.
Họ cảm thấy đó là vấn đề thật sự. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, ngọn nguồn của vấn đề là sự lo lắng hay rối loạn thần kinh chức năng nặng nề hoặc cảm giác hổ thẹn, không được tôn trọng.

Chúng ta có thể thấy sách self-help luôn luôn chứng tỏ sự vô ích trong giải quyết sự hổ thẹn. Thật không may, nó thường thất bại trong việc giải quyết sự lo lắng hay rối loạn thần kinh chức năng.

Khi một ai đó với nỗi lo lắng quá mức sẽ tìm đến sách self-help, có hai điều luôn luôn xảy ra hoặc không điều nào giải quyết được vấn đề.

1. Họ đơn giản biến chứng rối loạn thần kinh chức năng thành một dạng rối loạn thần kinh nhẹ hơn, tốt cho sức khỏe, giống như nghĩ một người nào đó từ một kẻ nghiện rượu và không có khả năng làm việc nhưng với điều trị, tập yoga năm giờ mỗi ngày thì vẫn có thể làm việc được.

2. Hoặc họ sử dụng sách self-help như một phương thức không thể tránh khỏi. Lời khuyên hẹn hò là một ví dụ cơ bản ở đây. Tôi không biết cách để mời người tôi thích đến một cuộc hẹn, nên tôi sẽ đọc bốn cuốn sách về nó và cảm giác như mình đã làm vậy. Đột nhiên đọc sách cảm thấy hữu ích hơn là đi hỏi một người ngoài cuộc.

3. Tiếp thị sách self- help tạo ra những kì vọng không thực tế

Mặc dù trên lí thuyết tôi không tiêu cực với động cơ lợi nhuận trong ngành kinh doanh sách self- help, nhưng thực tế nó tạo ra nhiều vấn đề.

Động cơ lợi nhuận không dựa trên sự tạo ra thay đổi thật sự mà là sự nhận thức về sự thay đổi đó.

Nó có thể được sản xuất như một liều thuốc an thần, dạy khách hàng cách triệt tiêu những cảm giác tiêu cực nhất định hoặc tiếp thêm những trạng thái cảm xúc tạm thời. Nó xoa dịu người đang lo lắng với những thông tin và thuốc thần kinh với nhiều liệu pháp thư giãn. Điều đó tạo ra cảm giác thành công và cải thiện trong một giai đoạn ngắn, nhưng hầu hết đều hết tác dụng trong vòng vài ngày hay vài tuần.

Tôi rất tiếc, nhưng bạn không hồi phục hoàn toàn suốt đời mà luôn cảm thấy thiếu thốn hay hổ thẹn trong một vài cuối tuần. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cảm thấy bớt thiếu thốn và hổ thẹn một cuối tuần nào đó và nó sẽ quay trở lại.

4. Sách self-help không được kiểm chứng một cách khoa học

Sau đây là một vài thực nghiệm về sách self-help được chỉ ra trong các nghiên cứu khoa học để có một vài sự kiểm chứng: thiền định và sự quan tâm, tiếp tục viết nhật kí, ghi lại những điều bạn cảm thấy dễ chịu mỗi ngày, trở nên khoan dung và bài học cho đi.

Một vài thực nghiệm mà khoa học may mắn thành công (nó thường phụ thuộc vào tại sao và nó được sử dụng như thế nào): Chương trình ngôn ngữ thần kinh, những lời xác nhận, phép chữa bệnh bằng thôi miên, kết nối với đứa trẻ bên trong tâm hồn bạn.

Còn đây lại là một vài sự nhảm nhí: thuật phong thủy, phép gọi hồn ma, bói bài ta- rốt, siêu năng lực, tâm linh học, phép thuật, động vật quyền năng, luật hấp dẫn, bất cứ điều gì siêu nhiên.

Thực tế là phần lớn thông tin về sách self-help ngoài kia là liều thuốc an thần tốt nhất hoặc là giấc ngủ tồi tệ nhất.

May mắn thay, vào thập kỉ trước, nhiều học giả như Brene Brown và Dan Gilbert đang dần tiến tới kết hợp viết thể loại sách self-help dựa trên những nghiên cứu khoa học, thay vì các phép tu tử thông thường “ Tôi vừa dọn dẹp phòng riêng của mình và Chúa nói rồi tôi đột nhiên được khai sáng, đây chính là cuốn sách hoàn toàn ngẫu hứng và đầy khờ dại của tôi viết về những điều bạn nên làm hay là không nên làm trong cuộc sống này.”

5. Sách self-help rất mâu thuẫn

Bước đầu tiên và cơ bản nhất để trường thành là thừa nhận bạn đang ổn với chính mình và bạn không cần bất cứ sự giúp đỡ của ai chính là sự mâu thuẫn trong sách self-help. Nó là một điều không ai có thể cho bạn mà bạn phải đạt được nó bằng chính bản thân mình.

Trớ trêu thay, khi bạn không cần ai giúp hay lấy lời khuyên từ ai để trở thành người tốt hơn thì chính lúc đó lời khuyên của họ mới trở nên hữu ích thực sự với bạn.

Vậy theo cách hiểu này thì sách self-help hữu ích nhất với người thực sự không cần nó. Nó dành cho những người “ tốt muốn hoàn hảo”, không dành cho người “ tồi muốn tốt”, mặc dù hầu hết trong số họ đã kết nối thành một mạng lưới và tiêu tiền cho nó rất nhiều.

Tự cải thiện theo nghĩa đen thì nó là tự nâng cao bản thân chứ không phải thay thế nó. Nếu bạn đang định biến bản thân mình thành một người khác thì bạn sẽ không bao giờ thành công vì bạn dường như đang bị cuốn vào một chuyện vô nghĩa, không có cơ sở khoa học và triệt tiêu cảm giác thiếu thốn mà bạn đang đối mặt.

Trong những trường hợp khác, sách self- help cho phép con người truyền tải và diễn đạt cảm giác thiếu thốn của mình với người khác hoặc noi gương cuộc sống hay thành công của những người giỏi hơn. Và nó là sự nhận thức về quá trình chứ không phải bản thân quá trình đó.

Vậy tất cả chỉ ra điều gì?

Đó chính là bạn phải tìm ra chính bản thân mình. Nghe có vẻ đó là điều hiển nhiên nhưng nghiêm túc mà nói, tại sao ai cũng có câu trả lời cho cuộc sống của mình mà bạn thì không?

Bạn có thể cân nhắc những kinh nghiệm hay ý tưởng của họ, nhưng rút cục vấn đề là bạn ứng dụng vào cuộc sống của mình như thế nào.

Không điều gì trên kia là dễ dàng cả. Nếu không họ đã không tiếp thị cho bạn những cuốn sách đó.

Hãy cứ hoài nghi. Hãy cứ ích kỉ. Và hãy cứ nhẫn tâm. Đây là cuộc sống của bạn. Không một ai có thể hạnh phúc thay bạn. Nếu bạn tìm ra chính mình mà có những điều khác biệt thì, ồ, đó chính là vấn đề của bạn. Và không ai có thể giúp bạn ngoài bạn.

Thủy Tiên (dịch)

Nguồn: https://markmanson.net/self-help