Những hiểu lầm về tự tử: ‘Bạn còn nhiều lý do để sống tiếp’ là câu khuyên nhủ hoàn toàn vô nghĩa

Nguyên nhân dẫn đến tự tử lớn nhất là chính là các chứng bệnh về tâm lý, nó xuất phát từ những cảm xúc tiêu cực của người bệnh. 

Hiện tượng tự sát không còn quá xa lạ với cuộc sống hiện nay. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có hơn 1.500.000 người tự tử. Đặc biệt, đối với độ tuổi vị thành niên và những người dưới 40 tuổi, tự tử là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Hiện tượng này đã xảy ra từ thời xa xưa, và trong thời đại hiện nay, số vụ tự tử ngày càng tăng cao. Các nhà tâm lý học đã cho rằng, có thể chia những người có ý định tự sát thành 2 loại: tự sát một cách thụ động  tự sát một cách chủ động.

Trước hết, những người có tư tưởng chết một cách thụ động luôn cảm thấy rằng bản thân mình không muốn sống tiếp nữa, nhưng tất cả chỉ là trong suy nghĩ. Họ không làm bất cứ hành động cụ thể nào tổn hại đến bản thân mình nhưng lại chết dần chết mòn trong cái suy nghĩ tiêu cực kia.

Mặt khác, chỉ cần nhắc đến tuýp người thứ hai, chắc chắn ta sẽ hình dung ra những người này luôn sẵn sàng lập ra kế hoạch cụ thể để kết liễu bản thân. Thế nhưng, mỗi người họ đều có lý do riêng của bản thân, và liệu chúng ta đã thật sự cảm thông và đồng cảm với những con người tuyệt vọng kia? Dưới đây là một số điều không phải ai cũng biết về vấn đề nan giải này.

1. Ý định tự tử không chỉ đơn giản bởi người ta muốn chết, nó phức tạp hơn như vậy nhiều.
Không phải tất cả những người có ý định tự sát đều thuộc loại thứ hai (tự sát một cách chủ động).

Nhiều người nghĩ rằng, họ chẳng còn cách nào khác ngoài việc tự tử để có thể chấm dứt mọi nỗi đau hay sự tuyệt vọng về tương lai của bản thân. Đó chính là sự thờ ơ về tương lai tươi sáng của bản thân hay có thể là những suy nghĩ tiêu cực cho rằng không sớm thì muộn, những căn bệnh quái ác hay một cuộc tai nạn tàn khốc sẽ cướp đi cơ hội tuyệt vời phía trước. Và những người khác nhau sẽ có những cách nghĩ và tư duy khác nhau về vấn đề này.


2. Có cả tá người mong mỏi cuộc sống sẽ chấm dứt mỗi ngày, thế nhưng họ vẫn cố gắng sống tốt ngày qua ngày.

Khi nói đến những ý định tự tử, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một người đang đứng vô hồn trên một vách đá và sẵn sàng kết liễu bản thân mình ngay chỉ sau vài giây. Với những người có ý định tự sát một cách thụ động, việc tự tử xuất hiện và ám ảnh họ, và họ không hề muốn sống thêm giây phút nào nữa. Thế nhưng, tất cả chỉ dừng lại ở trong suy nghĩ và những hình ảnh mà họ mường tượng ra, và rồi họ sẽ lại quên nó đi để tiếp tục cuộc sống của mình.


3. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không hề sợ hãi hay mệt mỏi khi đối diện phải với nó.

Với một vài người, ý nghĩ muốn chết xuất hiện chỉ đơn giản bởi họ cảm thấy quá mệt mỏi. Nó gặm nhấm họ từng ngày, tuy nhiên họ vẫn cố sống tốt bằng mọi giá. Những người có ý định tự sát dù luôn đấu tranh từng ngày với tâm trí của mình nhưng họ cũng rất cần sự giúp đỡ từ xung quanh. Việc nhận được sự hỗ trợ sớm sẽ phần nào giảm bớt gánh nặng cho họ và đó cũng chính là một chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa “lạc quan”.


4. Bạn không cần luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với ý nghĩ tiêu cực ấy bởi người ta luôn nghĩ ra cách để kiểm soát nó.

Giống như những căn bệnh tinh thần, ý định tự tử có thể trở thành thứ mà người ta phải học cách thích nghi với những phương pháp phù hợp cùng sự giúp đỡ từ phía bên ngoài. Hãy đi tìm sự giúp đỡ để có thể đối phó với nó, phát triển những kế hoạch khẩn cấp hay đơn giản là tìm ra dấu hiệu của triệu chứng này.


5. Không chỉ những người gặp khó khăn mới có ý định tự tử, nó xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và mọi hoàn cảnh khác nhau.

Bạn không cần phải có một lý do thích đáng để cảm thấy “nên tự tử”. Dù bạn đang sở hữu một cuộc sống vô cùng tuyệt vời, những suy nghĩ này cũng sẽ chẳng buông tha cho bạn đâu.

6. Một vài người muốn tự tử bởi họ đã chịu quá nhiều nỗi đau tinh thần.

Đau buồn, bị lạm dụng, gặp khó khăn về tài chính, ăn năn hối hận, bị từ chối, chia tay người yêu hay thất nghiệp… tất cả những lý do trên đều là thủ phạm chính khiến bạn có mong muốn rời bỏ cuộc sống.


7. Những phương pháp trị liệu không phải là loại thuốc chữa bách bệnh. Vì vậy việc khuyên những người này “đi tìm sự trợ giúp” chưa chắc đã hiệu quả.

Không thể phủ nhận rằng những phương pháp chữa trị hay sự giúp đỡ về mặt tinh thần vô cùng cần thiết bởi nó có thể cứu được cả một sinh mệnh. Tuy nhiên, việc này tốn rất nhiều thời gian, công sức và hiệu quả phụ thuộc vào sự giác ngộ của mỗi người. Vì vậy, nếu bạn thấy một người tự tử, đừng vội vàng trách họ không biết tìm người để giúp đỡ.


8. Lời khuyên: “Bạn vẫn còn rất nhiều lý do để sống!” thật sự vô nghĩa.

Rõ ràng, câu nói: “Đó chỉ là cảm giác nhất thời. Bạn đang có một suy nghĩ sai lệch về cuộc sống.”không hề có một chút tác dụng nào. Câu nói này tương tự như việc trách móc họ rằng, những người thân của họ sẽ chịu tổn thương như thế nào. Điều này không chỉ không giúp đỡ họ mà nó còn có thể khiến họ thêm áp lực và tội lỗi.

9. Trò chuyện về vấn đề tự tử không hề khiến người nghe lấy đó làm “ý tưởng” hay tăng nguy cơ tự sát của họ.

Người ta thường hay quan niệm sai lầm rằng: Đề cập đến việc tự tử sẽ khiến người khác có ý định kết liễu bản thân mình. Thế nhưng, ý kiến này hoàn toàn sai. Bởi những cuộc trò chuyện đều không dễ dàng tác động đến tâm trí của người nghe nhiều đến như vậy, và không phải cuộc trò chuyện nào về vấn đề này cũng thật sự căng thẳng và khó khăn.

10. Việc tự sát hiện nay phổ biến hơn bạn nghĩ.

Ta có thể nhận thấy rằng, sẽ thật thoải mái khi những người đang giữ cái ý nghĩ tiêu cực kia chẳng hề liên quan gì đến bạn. Song, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi dần dần nhận ra rằng những con người đó chẳng phải ở đâu xa, mà họ chính là những người thân xung quanh bạn. Và chỉ khi chúng ta tiến gần đến họ, hiểu hơn về họ, cảm thông với họ thì số lượng những nạn nhân đang phải chịu đựng một mình mới giảm một cách đáng kể.

( BUZZFEED )