NGÔN NGỮ KÝ HIỆU

Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ dùng những biểu hiện của bàn tay thay cho âm thanh của tiếng nói. Ngôn ngữ ký hiệu do người khiếm thính tạo ra nhằm giúp họ có thể giao tiếp với nhau trong cộng đồng của mình và tiếp thu tri thức của xã hội.

Ngôn ngữ ký hiệu ở Việt Nam đã được hình thành từ rất lâu. Nhưng do trước đây chưa có nhà khoa học nào tìm hiểu, nghiên cứu về nó nên người Việt Nam không nghĩ và đã không xem những dấu hiệu mà người điếc sử dụng là ngôn ngữ. Họ cho rằng đó chỉ là những điệu bộ khua tay của người điếc để cố gắng giao tiếp do thiếu ngôn ngữ.

Mãi đến năm 1996, một tiến sĩ ngôn ngữ học người Mỹ là James C. Woodward người đã từng làm việc với William Stokoe tại trường đại học Gallaudet của Mỹ, đã sang Việt Nam thực hiện nghiên cứu về ngôn ngữ ký hiệu của cộng đồng người điếc ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của ông, ở Việt Nam hiện có ít nhất 3 ngôn ngữ ký hiệu phổ biến (được cộng đồng người điếc sử dụng nhiều nhất).

Ông đã dùng tên của những địa danh này để đặt tên cho 3 ngôn ngữ ký hiệu đó: Ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội, ngôn ngữ ký hiệu Hải Phòng, và ngôn ngữ ký hiệu Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, đã có thêm nhiều dự án được thực hiện để chuẩn hoá ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam để xây dựng nên hệ thống Ngôn ngữ kí hiệu hoàn chỉnh và thống nhất.

DANH MỤC NGÔN NGỮ KÝ HIỆU

Phần mềm Danh mục NNKH tiếng Việt

  • Dự án: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh thiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ kí hiệu – QIPEDC;
  • Hợp phần 1: Xây dựng học liệu dựa trên Ngôn ngữ kí hiệu tiếng Việt dành cho giáo dục tiểu học.

Mục tiêu:

  • Chung: Tăng khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học có chất lượng cho HSKT dựa trên NNKH tiếng Việt.
  • Cụ thể: Danh mục NNKH và Bộ video bài học môn Toán, môn Tiếng Việt đảm bảo chất lượng được đưa vào dạy – học trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt, hòa nhập;

Đối tượng sử dụng:

  • Học sinh khiếm thính cấp tiểu học.
  • Giáo viên, nhân viên hỗ trợ.
  • Phụ huynh/người bảo trợ của học sinh khiếm thính.
  • Người lớn điếc.

Danh mục NNKH:

  • Bao gồm 4000 ký hiệu ngôn ngữ;
  • Các từ ngữ trong danh mục này là ngôn ngữ người điếc, được thu thập từ người điếc của ba vùng miền (Bắc – Trung – Nam);
  • Do người Điếc có trình độ thể hiện;
  • Tra cứu như từ điển, bao gồm ký hiệu, từ ngữ, ảnh minh họa và giải nghĩa từ.

Cách thức sử dụng

  • Sử dụng để tra cứu như từ điển khi cần tham khảo kí hiệu để dạy và giao tiếp với học sinh khiếm thính;
  • Sử dụng sản phẩm Danh mục NNKH vào tiết học ngôn ngữ kí hiệu trong các trường/trung tâm chuyên biệt;
  • Sử dụng sản phẩm để giúp Giáo viên, Nhân viên hỗ trợ, Phụ huynh và học sinh tự học và dạy học sinh NNKH.
  • Tổ chức dạy học theo nhóm/lớp học/khối lớp
    • Tập chung học sinh vào địa điểm phù hợp, giáo viên/nhân viên hỗ trợ sẽ sử dụng thiết bị trình chiếu, cho các em xem từng kí hiệu và phần hình ảnh giải thích nghĩa của kí hiệu.
    • Sau đó học sinh bắt chước làm theo các động tác của kí hiệu.
    • Học xong từ 5-10 kí hiệu, giáo viên/nhân viên cho các em ôn lại kí hiệu đã học (không nhìn vào hình ảnh kí hiệu).
  • Tổ chức dạy học cá nhân
    • Giáo viên/nhân viên sử dụng thiết bị trình chiếu, cho học sinh xem từng kí hiệu và phần hình ảnh giải thích nghĩa của kí hiệu.
    • Sau đó học sinh bắt chước làm theo các động tác của kí hiệu.
    • Học xong từ 5-10 kí hiệu, giáo viên/nhân viên cho học sinh ôn lại kí hiệu đã học (không nhìn vào hình ảnh kí hiệu).

TẢI PHẦN MỀM

Danh mục ngôn ngữ ký hiệu