Kiến thức cần biết về bộ thu âm từ A đến Z

Hiện nay, việc tạo ra một bản thu âm chất lượng được thực hiện khá đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, việc chọn một bộ thu âm phù hợp với nhu cầu và chi phí đôi khi gây bối rối cho người sử dụng. Bài viết sau chia sẻ đến bạn đọc những thiết bị cần thiết và những lưu ý khi chọn bộ thu âm.

  1. Thiết b cn thiết và nhng lưu ý

Sound card thu âm

Sound card thu âm có thể được coi là trái tim của một bộ thu âm. Chúng đảm nhận vai trò tiếp nhận tín hiệu ngõ vào từ micro thu âm, tín hiệu nhạc từ thiết bị ngoại vi như điện thoại, laptop… Đồng thời, sound card thu âm cũng xuất tín hiệu tại các ngõ ra. Mục đích để kết nối với các thiết bị khác như laptop, loa kiểm âm.

Quá trình diễn ra bên trong sound card thu âm rất phức tạp. Tín hiệu ngõ vào sẽ phải trải qua một quá trình xử lý trước khi được đưa đến ngõ ra như khuếch đại, lấy mẫu, lọc nhiễu, tạo hiệu ứng … Tùy thuộc vào từng sound card mà các quá trình này sẽ kế thừa những kỹ thuật khác nhau. Từ đó, tạo nên những màu sắc khác nhau cho bộ thu âm

Khi chọn sound card cho bộ thu âm người sử dụng cần quan tâm đến những yếu tố cơ bản để có sự lựa chọn phù hợp

+ Số lượng ngõ vào: được hiểu như là số tín hiệu độc lập cần thu được. Nếu sử dụng 2 micro thì bắt buộc cần hai ngõ vào dành cho micro thu âm. Ngoài ra nếu có kết nối với nhạc cụ thì ngõ vào cần phải có chế độ trở kháng cao Hi-Z. Hiển nhiên, các sound card thu âm đều có ngõ vào dành cho tín hiệu nhạc từ laptop hoặc điện thoại.

+ Số lượng ngõ ra: các sound card thu âm thường bao gồm ngõ ra dùng để kết nối đến loa và tai nghe kiểm âm. Khi sử dụng cho những mục đích chuyên nghiệp các sound card thu âm thường được trang bị các ngõ ra dành để kết nối đến máy tính, DAW hoặc các thiết bị chuyên dụng khác.

+ Dạng cổng kết nối vào, ra: được biết đến như cổng XLR, cổng TRS hay cổng RCA.

+ Tốc độ lấy mẫu: một sound card có tốc độ lấy mẫu cao sẽ có xu hướng tạo ra âm thanh chính xác, là tiền đề cho một bộ thu âm chất lượng. Tốc độ lấy mẫu có thể thấy phổ biến như 48kHz, 96kHz hay 192kHz.

+ Điều khiển bằng phần mềm: mỗi sound card thu âm thường được đi kèm với phần mềm và được cài trên máy tính. Máy tính được cài phần mềm có thể giao tiếp với sound card nhằm thực hiện những công việc cụ thể. Điển hình như lưu trữ dữ liệu thu âm, điều chỉnh các cài đặt trên sound card. Thông thường, sound card có phần mềm đi kèm sẽ ổn định và hay hơn các sound card không dùng phần mềm.

Micro thu âm condenser +48V

Micro thu âm có thể được coi là linh hồn của một bộ thu âm. Chúng là thiết bị đầu tiên tiếp nhận âm thanh của người hát. Nếu đầu vào không tốt thì đầu ra không thể nào chất lượng được.

Một số người sử dụng thường hay nhầm lẫn giữa micro dynamic và micro condenser khi lựa chọn thiết bị cho bộ thu âm. Micro condenser 48V là thiết bị chuyên dụng dành cho nhu cầu thu âm và cần được kích hoạt bằng nguồn điện 48V mới có thể hoạt động. Bởi rằng, bên trong một condenser là các thành phần điện tử đảm nhận vai trò điều khiển âm thanh.

Micro dynamic được chú trọng cho nhu cầu karaoke nên thường không được dùng trong thu âm.

Tai nghe kim âm

Là một thành phần không làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh trong bộ thu âm. Tuy nhiên, tai nghe kiểm âm lại đóng vai trò hỗ trợ người dùng. Tai nghe kiểm âm thường được kết nối với sound card thu âm và phát lại tức thời giúp người sử dụng nghe lại giọng hát của mình.

Tai nghe kiểm âm được thiết kế với khả năng cách ly rất tốt. Ngăn chặn những tác động của  âm thanh đến từ môi trường bên ngoài. Từ đó, người sử dụng có thể nghe được những gì mình cần thu một cách hiệu quả.

Loa kim âm

Loa kiểm âm cũng là thành phần đôi khi có thể vắng mặt trong các bộ thu âm tại nhà. Thiết bị này thường được sử dụng cho kỹ thuật viên hoặc dùng để phát lại sau khi sản phẩm thu âm đã hoàn thành.

Tuy nhiên việc trang bị loa kiểm âm sẽ mang đến sự hoàn thiện hơn cho bộ thu âm. Người sử dụng có thể cân nhắc về nhu cầu và chi phí mà có thể trang bị thêm thiết bị này

2.Mt s b thu âm mini ti nhà

B thu âm Focusrite Scarlett Solo (Gen3) Micro thu âm Takstar PC-K200

Sound card thu âm Focusrite Scarlett Solo là mẫu sound card thu âm được thiết kế tối giản rất phù hợp với bộ thu âm tại nhà.Với một ngõ vào dành cho micro thu âm và một ngõ vào có thể kết nối đến nhạc cụ hoặc thiết bị phát nhạc.

Mặc dù vậy, sản phẩm được trang bị phần cứng xử lý khá mạnh mẽ với bộ chuyển đổi AD-DA 24 bits/ 192kHz. Mang đến âm thanh chất lượng cao cấp.

Micro thu âm Takstar PC-K200 là sản phẩm được biết đến khá nhiều trên thị thường hiện nay. Được cộng đồng thu âm tại nhà và giới gamer tin dùng.

Ngoài ra khi sở hữu bộ thu âm Focusrite Scarlett Solo Gen 3 và micro thu âm Takstar PC-K200 người sử dụng sẽ được tặng kèm đầy đủ phụ kiện. Đồng thời chế độ bảo hành sound card lên đến 3 năm.

 

Bộ thu âm: Focusrite Scarlett Solo (Gen 3 – 4) – Micro thu âm Takstar PC-K200 (2nd Gen)

B thu âm mini ti nhà Focusrite Scarlett Solo Studio Pack 3rd

Là bộ thu âm mini chuyên dụng cho nhu cầu thu âm tại nhà và được trang bị đầy đủ các thiết bị đi kèm. Combo sản phẩm bao gồm sound card thu âm Scarlett Solo Studio, micro thu âm CM25 MKII và tai nghe kiểm âm HP60 MKII và các phụ kiện đi kèm.

Sự đồng điệu của các thiết bị đến từ Focuscrite góp phần phát huy tối đa hiệu năng của từng thiết bị. Mang đến những sản phẩm âm nhạc như trong phòng thu chuyên nghiệp.

Bộ thu âm mini tại nhà Focusrite Scarlett Solo Studio Pack 3rd (Gen)

B thu âm Focusrite Scarlett Solo (Gen3) Micro thu âm MXL 770

Nếu người sử dụng muốn gia tăng sự chuyên nghiệp cho bộ thu âm tại nhà thì việc bổ sung micro thu âm MXL 770 là một sự lựa chọn hợp lý. MXL nổi tiếng với những chiếc micro thu âm chất lượng, phù hợp cho nhu cầu studio và thu âm tại nhà.

Sự kết hợp giữa micro thu âm MXL 770 và sound card thu âm Focusrite Scarlett Solo (Gen3) hứa hẹn sẽ mang đến những bản thu âm chất lượng.

Focusrite Scarlett Solo (Gen3) Micro thu âm MXL 770