Chơi hụi có tốt không? Cách thức chơi hụi có lãi

Chơi hụi đã tồn tại rất lâu trong xã hội Việt Nam và vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ, thậm chí còn ngày còn được mở rộng. Nhiều người xem đây là ống heo để bỏ tiền tiết kiệm, nhung một số người lại xem đây là một cách đầu tư sinh lời, hay một số khác lại lợi dụng hình thức này để lừa đoạt tiền của người khác rồi bỏ trốn. “Chơi hụi là gì và chơi như thế nào?” luôn là những câu hỏi của nhiều người.

Chơi hụi là gì?

Chơi hụi (chơi Họ, Hội, Biêu, Phường, Huê), là một hình thức huy động vốn trong dân gian Việt Nam và thường do phụ nữ thực hiện. Đây là hình thức trái ngược với trả góp.

Trước đây, việc chơi hụi chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ quyền lợi nhưng kể từ năm 2006 đã có nghị định về bảo vệ người chơi hụi.

Khi chơi hụi cần có một người đứng ra làm chủ (“chủ hụi”) và mời các thành viên khác cùng chơi (“con hụi”). Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền (tài sản) của con hụi.

Một “dây hụi” có thể không giới hạn người chơi. Các thành viên của dây hụi thống nhất góp một loại tài sản có giá trị giao dịch như: tiền, vàng, gạo… Dây hụi cũng thỏa thuận số lượng tài sản góp, số kỳ góp, thời gian góp, kỳ mở hụi…

Chơi hụi là gì?

Các hình thức chơi hụi

Có hai hình thức chơi hụi là có lãi và không có lãi.

Thông thường, thể thức chơi hụi sẽ được tổ chức như sau:

  • Chơi hụi cần có một người đừng ra làm chủ, hay còn gọi là chủ hụi.
  • Chủ hụi sẽ mời thêm các thành viên khác cùng tham gia, gọi là ‘con hụi”.
  • Chủ hụi là người chịu trách nhiệm trực tiếp thu tiền từ con hụi.
  • Trong một dây hụi sẽ không giới hạn số lượng thành viên tham gia.
  • Các thành viên trong dây hụi sẽ thống nhất với nhau về loại tài sản có giá trị giao dịch nhất định như: Gạo, vàng, tiền.

Chơi hụi có lãi:

Với kiểu này, người nào hốt trước sẽ lỗ nhiều, người “hốt hụi chót” sẽ lời nhiều. Thường một chu kỳ hụi có lãi theo tháng người hốt trước phải đóng nhiều tiền, người hốt sau phải đóng ít tiền hơn.

Ví dụ: Có 10 người chơi, tháng đầu mỗi người đóng 850.000đ, người lấy xong tháng sau đóng 1.000.000 đ cho tới hết chu kỳ. Người hốt tháng bất kỳ sẽ lấy tổng số tiền mà tất cả những người tháng đó đóng và trả tiền công cho chủ hụi là 1.000.000 đ.

Hiểu đơn giản là trong chu kỳ hụi người lấy đầu tiên hụt vào người sau cùng, người lấy thứ hai chỉ chịu bù cho người kế sau cùng trừ tiền công của chủ hụi. Nếu tiền công của chủ hụi lớn thì không nên chơi.

Chơi hụi không có lãi:

Hụi không có lãi hay còn gọi hụi ước. Đây là hình thức chơi hụi được xem là an toàn nhất đối với các hụi viên. Hình thức này phổ biến trong giới người Hoa.

Theo đó, Chủ hụi mời các hụi viên tham gia dây hụi vào ngày đầu tiên mở hụi. Các hụi viên có mặt đông đủ, biết mặt nhau, biết tên, biết số điện thoại rõ ràng. Hụi viên sẽ góp hụi cho chủ hụi tại bàn ăn, ví dụ mỗi phần 10 triệu thì mỗi hụi viên đưa cho Chủ hụi 10 triệu. Xem như chủ hụi là người hốt hụi đầu tiên.

Tới kỳ hụi kế tiếp, các hụi viên “bỏ phiếu”, ai trả lãi cao thì được hốt.

Ưu điểm của loại hình này là đóng hụi trên bàn tiệc hụi tại một địa điểm cố định, không được đóng trễ. Người bỏ phiếu hốt hụi thì nhận tiền hốt hụi đủ một lần tại bàn tiệc hụi.

Chính vì vậy, chủ hụi không được giữ tiền hụi viên mà chỉ có trách nhiệm kiểm, đếm cho đủ để giao cho người hốt hụi. Chủ hụi không lấy tiền thảo (hoa hồng), ai hốt hụi phải đóng lại số tiền ăn cố định để trả tiền tiệc hụi.

Ví dụ: Hụi 10 triệu mỗi phần thì đóng tiền ăn hụi là 4 triệu. Phầnh chên lệch cao hơn 4 triệu chia diều cho mỗi người dự tiệc hụi.

Hụi viên hốt hụi không đóng tiền hụi chết thì chủ hụi phải chịu. Chủ hụi mà giựt hụi thì hụi viên chỉ mất phần nhỏ vì mới đóng một phần. Do đó, chủ hụi không thể nào giựt hụi được vì tất cả hụi viên đều biết mặt nhau.

Lưu ý khi chơi hụi:

Khi chơi hụi, bạn cần chú ý một số khái niệm:

  • Hụi chết: Là người đã hốt trước và đang trả lãi cho những kỳ sau.
  • Hụi sống: Là người chưa hốt hụi, đang nhận tiền lời từ người hốt hụi trước.
  • Bể hụi: Tức là chủ hụi đã thu đủ tiền từ các con hụi nhưng đến kỳ mở hụi lại không chi trả cho người được hốt hụi.
  • Giựt hụi: Tức là tới kỳ mở hụi mà không thấy chủ hụi xuất hiện, giống như chủ hụi đã bỏ trốn

Đặc điểm chính

Mặc dù chơi hụi là hình thức huy động vốn không chính thống, nhưng nhiều người dân rất thích chơi hụi hơn là vay tiền của các bên như ngân hàng hay công ty tài chính. Thực chất, chơi hụi không phải một điều xấu. Xét về bản chất, hụi giống như hình thức bỏ ống tiết kiệm và nhận được số tiền mình định tiết kiệm nhanh hơn. Việc đóng hụi sau đó cũng như hình thức trả góp.

Người dân vẫn chơi hụi, lý do phần lớn là bởi vì những người tham gia đều là người quen biết nhau. Đặc biệt, chủ hụi thường là người uy tín, có tiếng nói.

Chính vì vậy nên chơi hụi vẫn tạo được sự tin tưởng dù cho không có sự bảo hộ của pháp luật hay văn bản chính quy nào về số tiền, thời gian chơi và lãi suất. Ngoài ra, 1 số vụ chơi hụi biến tướng lại đánh vào lòng tham khi đưa ra mức lãi suất khi hút hụi rất cao, khiến người chơi dễ dàng vướng bẫy và tham gia vào hình thức này.

Đối với những người cần tiền gấp, thường là những người dân nghèo, hụi có thể là cách thức dễ dàng và nhanh chóng nhất để họ có một số vốn làm ăn và thoát khỏi tình cảnh nguy cấp hiện tại.

Vì thế, nhiều người đã không ngại ngần tham gia các “dây hụi” dù đã nhiều lần được cảnh báo về những rủi ro có thể xảy ra. Điều này đã khiến không ít người dân rơi vào cảnh lao đao, tay trắng, mất hết số tiền dành dụm cả dời vào cạm bẫy mang tên “hụi”.

Có nên chơi hụi hay không?

Chơi hụi là hình thức huy động vốn nhanh, mức lãi suất không quá cao và không phải trả tiền dồn một lúc. Hình thức chơi hụi giúp bạn giảm bớt áp lực về kinh tế. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn nên chơi hụi của những chủ hụi uy tín để tránh tình trạng bị giựt hụi, bể hụi gây thiệt hại tài sản.

Những rủi ro tiềm ẩn

Như vậy thì bạn đã biết được chơi hụi là gì, nhưng bạn chưa biết được những rủi ro tiểm ẩn của chúng đâu. Hãy cùng tiếp tục xem những rủi ro không may của hình thức này là gì nhé!

Những vụ vỡ hụi, bể hụi nhiều năm trở lại đây đã cho thấy sự nguy hiểm của hình thức “góp vốn” này. Nhiều rủi ro có thể xảy đến trong quá trình góp tiền.

Chẳng hạn, trong khi đang giữ tiền của các con hụi, chủ hụi vì túng thiếu hoặc muốn làm giàu, lấy tiền hụi mang đi sử dụng cho cá nhân hoặc đem cho vay rồi không lấy lại được. Vậy là cả đường dây hụi bị “bể”, không thể trả được cho những người chơi.

Một trường hợp khác cũng hay xảy ra, đó là khi người chơi muốn có nhiều lãi, đợi tới cuối kỳ hạn cuối cùng mới “hốt hụi”, nhưng những người chơi còn lại không tham gia nữa. Như vậy, người rút tiền cuối cùng có khả năng sẽ mất trắng nếu chủ hụi chối bỏ trách nhiệm.

Ngoài ra, chủ hụi có thể lừa đảo người chơi bằng các tạo ra nhiều dây “hụi ma”: chỉ gồm một vài người chơi nhưng mạo danh thêm nhiều người khác để tăng sự hấp dẫn cho đường dây hụi và tăng số lượng phần chơi.

Đây chính là trường hợp thường xảy xuyên xảy ra trong những năm gần đây, khiến nhiều người dân lao đao, khốn đốn vì lỡ tin chủ hụi trong một thời gian dài và mất hết số tiền tiết kiệm cả đời.

Xét về hậu quả, theo Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 về hụi (họ) người lừa đảo khi chơi hụi, chỉ cần số tiền lừa đảo trên 2 triệu đồng, sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước cơ quan Nhà nước và những thành viên tham gia đường dây hụi.

Ngoài ra, những tài sản thu được từ đường dây này sẽ được xử lý và trả cho các thành viên có quyền lĩnh hụi để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Nếu số tài sản thu được không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì giá trị tài sản thu được sẽ trả cho người có quyền lĩnh họ theo tỷ lệ phần tiền đã góp trên tổng số tiền mà các thành viên đã nộp trong một kỳ mở họ; phần không trả đủ sẽ bị coi là rủi ro của những người tham gia.

Kết luận

Có thể thấy chơi hụi không có gì xấu, nó còn là hình thức huy động vốn nhanh chóng để người dân tiết kiệm tiền hoặc ứng trước tiền cho những tình huống khẩn cấp với thủ tục đơn giản.

Tuy nhiên, việc chơi hụi chỉ dựa vào niềm tin cá nhân của các hụi viên mà không có tài sản bảo đảm (không có tài sản cầm cố, thế chấp) thì rất dễ gặp sự cố bất trắc. Đặc biệt là chủ hụi, người nắm vai trò đầu mối cũng cần được xem xét có đáng tin hay không. Và đặc biệt, người dân không nên coi hụi là hình thức đầu tư để hưởng lãi suất cao.

Vì vậy, nếu như đang trong tình huống kẹt tiền hoặc muốn tham gia một đường dây hụi nào đó, bạn nên cân nhắc những rủi ro có thể xảy ra, hoặc mang số tiền đó gửi vào các ngân hàng uy tín để có thể đảm bảo sự an toàn cho tài sản của mình.